{"autoplay":"true","autoplay_speed":"3000","speed":"300","arrows":"true","dots":"true","rtl":"false"}

Kiến trúc nhà gỗ truyền thống ngày nay được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà thờ họ. Lý do nhiều dòng họ lựa chọn lối kiến trúc nhà thờ gỗ bởi kiến trúc mang đến hình ảnh đẹp, thể hiện được nét truyền thống và tôn nghiêm. Để hiểu hơn về lối kiến trúc này mời các bạn cùng khám phá nhà thờ gỗ truyền thống tại Thanh Hoá nhé.

thiet-ke-nha-go-co-truyen-tai-thanh-hoa-1e

Khái quát về nhà thờ gỗ truyền thống Bắc Bộ

Nhà gỗ truyền thống hay gọi chính xác là nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, được sử dụng từ xưa từ thế hệ này đến thế hệ khác và đến sau này vẫn sử dụng. Đây được coi là niềm tự hào của nhiều thế hệ người Việt, và cũng là nét đẹp kiến trúc trong văn hóa dân gian, lối kiến trúc này được kế thừa, phát huy và hơn hết đó là kiểu kiến trúc cung đình, mô tả nét tín ngưỡng của người Việt.

Theo kiến trúc truyền thống, nhà gỗ được dựng lên bằng các cột gỗ to lớn chắc chắn, rồi được dựng lên theo các vì và được nối sở hữu nhau bằng các xà ngang, cột kèo… tạo thành một bộ sườn kiên cố.

Để xây được ngôi nhà bền chắc, đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ cao, các ông bà ta thường chọn các loại gỗ tự nhiên rất quý như: gỗ lim, mít, gỗ sến, gỗ sưa, gỗ xoan, …

Nhà gỗ truyền thống thường được phân loại theo số lượng gian: nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian nhà gỗ, 3 gian 2 chái… tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của từng gia đình để có được xây dựng lên những căn nhà gỗ đẹp.

thiet-ke-nha-go-co-truyen-tai-thanh-hoa-1a

Khám phá vẻ đẹp của mẫu nhà thờ gỗ truyền thống tại Thanh Hóa

Nhà thờ gỗ truyền thống tại Thanh Hóa được xây dựng theo kiểu dáng nhà thờ gỗ 5 gian. Chủ đầu tư rất coi trọng việc chọn hướng đất, hướng nhà phải hợp mệnh và tạo thế vững chãi, điểm tựa an toàn, không gian bên trong vừa đủ kín, nhưng cũng đủ thoáng mát.

Tổng thể ngôi nhà gỗ truyền thống được trang trí bằng các đường nét trạm trổ, đường soi – viền của nhà gỗ 5 gian vừa mềm mại, vừa khỏe khoắn còn mang một ý nghĩa văn hóa, phong tục tập quán và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Để giữ được những nét đẹp mộc mạc vốn có các Kiến trúc sư và thợ mộc thi công phần gỗ đã để mộc – vân gỗ lộ rõ – cốt gỗ càng lâu càng quý và có giá trị cao. Gỗ được sử dụng trong xây dựng nhà thờ gỗ phải có chất lượng tốt, độ bền cao, chịu nén tốt và thích hợp với khí hậu nóng ẩm Việt Nam khá cao. 

thiet-ke-nha-go-co-truyen-tai-thanh-hoa-1c

Hệ thống cửa bức bàn thiết kế tinh với các đường nét hoa văn theo lối cổ. Những hoa văn chạm khắc này thường có hình hoa lá “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” với nhiều nét chạm lộng rất cầu kỳ, độ khó cao,  đòi hỏi những người thợ chạm khắc phải có tay nghề điêu luyện và con mắt thẩm mỹ tinh tường qua những nét chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo trên hoa văn đã thể hiện vị thế của gia chủ, tính cách và quan điểm sống của gia chủ.

Trong kiến trúc nhà thờ gỗ truyền thống thì cửa bức bàn là bộ phận không thể thiếu, thiết kế hoa văn, chạm khắc cửa bức bàn cho nhà gỗ vừa mang giá trị thực tiễn và giá trị văn hóa.

Ngoài ra, bên trong ngôi nhà thiết kế bàn thờ thủy tổ tại chính giữa, được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng làm tăng thêm uy nghi cho khu vực thờ của dòng họ. 

Nếu quý khách cần tư vấn và thiết kế và thi công nhà thờ gỗ truyền thống, thiết kế biệt thự vui lòng liên hệ với kiến trúc Trịnh Gia theo thông tin:

Công ty Cổ phần Kiến trúc và Xây dựng Trịnh Gia

Địa chỉ: Tầng 4, Số 188 Nguyễn Xiển, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0941.518.555 – 0363.518.555

Email: tuvan@kientructrinhgia.vn

Gửi yêu cầu tư vấn

    TRA CỨU PHONG THỦY

      Xem hướng nhà





        Xem tuổi xây dựng





        Để lại một bình luận

        Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *