Xưa nay, cách bố trí nhà bếp luôn được mỗi gia chủ quan tâm và chú trọng bởi nơi đây không những là nơi cung cấp dinh dưỡng cho cả gia đình mà xét theo phong thủy, cách bố trí nhà bếp đẹp còn mang đến tài lộc, may mắn và sức khỏe cho gia chủ. Trong bài viết này, Kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi xin chia sẻ tới tới quý vị độc giả về làm như thế nào để có được một căn nhà bếp đẹp.
Cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh:
Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển cùng theo đó là đất chật người đông, vì vậy các chung cư mọc lên ngày càng nhiều, để tiết kiệm diện tích các căn hộ chung cư không tránh khổ bố trí nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh. Theo phong thủy, bếp tượng trưng cho hỏa còn nhà vệ sinh tượng trưng cho Thủy vì vậy sẽ rất tương khắc nhau. Điều này sẽ mang lại những điều không may mắn đối với gia chủ.
Để giải pháp cho trường hợp này chúng ta nên làm như sau: tại cửa bếp hoặc nhà vệ sinh gia chủ nên để tấm mành hay bình phong để cản trở hai luồng khí này gặp nhau. Hơn nữa, chúng ta phải luôn giữ cho nhà bếp sạch sẽ, khô ráo và cửa nhà vệ sinh luôn đóng.
Lưu ý: Không bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà vì nếu trường hợp này xảy ra sẽ khiến cả căn nhà bị ám khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình do khói và dầu mỡ của nhà bếp.
Cách bố trí bếp và chậu rửa tránh xung khắc
Bếp thuộc Hỏa, chậu rửa thuộc Thủy, mà Hỏa thì khắc Thủy nên không được đặt chúng cạnh nhau. Đối với cách bố trí phổ biến thường được đặt theo quy tắc tam giác như sau (BẾP – BỒN RỬA – TỦ LẠNH). Hai luồng khí này vốn xung đột nhau vì thế bếp nấu, chậu rửa, tủ lạnh tuyệt đối không được đặt cạnh hoặc đối diện nhau. Bạn phải đảm bảo chắc chắn khoảng cách tối thiểu giữa bếp và chậu rửa là 60cm.
Đối với không gian bếp chúng ta cũng ưu tiên bố trí chậu rửa ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam, hướng Tây tạm ổn. Vị trí bếp nên bố trí ở hướng Nam, hướng Đông hoặc hướng Đông Nam là phù hợp nhất. Tất nhiên phải bố trí trên cơ sở phối hợp giữa vị trí của cả chậu rửa và bếp nấu để đạt đến sự phối hợp lý tưởng nhất giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa.
Trong căn bếp của gia chủ nếu chậu rửa và bếp thì chậu rửa nên được đặt ở hướng Bắc, bếp ở phía Nam: nếu bếp và chậu được bài trí ngang hàng nhau sát sát vách tường phía Đông của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Bắc, chậu rửa ở phía Nam.
Xét về mặt ngũ hành, không gian bếp thuộc tính Hỏa. Nhiều người xem miệng bếp lò như là Hỏa môn. Chậu rửa là nơi chứa nước mang tính Thủy. Vì vậy mà có quan niệm e ngại khi đặt bếp cạnh chậu rửa. Nhưng thực tế trải nghiệm cho thấy, hai yếu tố này không tạo nên xung đột có hại cho gia đình.
Cũng theo vị trí đặt này, tương tác xấu chỉ hình thành khi khu bếp và khu chậu rửa đối diện nhau. Trường hợp này được xem như Hỏa môn đối với Thủy khẩu. Khi đó mặt tiền của bếp hay hướng bếp sẽ nhận được nhiều Thủy khí và làm cho Hỏa khí không được vượng. Phong thủy gọi đây là kiểu “thủy hỏa tương xung” dễ làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nhà, việc làm ăn cũng vì vậy mà không vượng trường, may mắn.
Cách bố trí nhà bếp hợp phong thủy:
Đối với nhà bếp, phong thủy tốt nhất chúng ta nên chọn “tọa hung hướng cát”, điều này có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn vào hướng lành, điều này tránh được những bất lợi cho chủ nhà. Để đảm bảo phong thủy, vị trí tốt nhất là chúng ta nên đặt nhà bếp ở hướng Nam, Đông hoặc Đông Nam. Kỵ đặt nhà bếp hướng Bắc, Tây hoặc Tây Bắc.
Chúng ta nên bố trí nhà bếp trong một chỉnh thể thống nhất, tránh trường hợp đặt nhà bếp bên ngoài hoặc ở một không gian phòng nhô ra bên ngoài.
Một số hình ảnh bố trí nhà bếp đẹp theo phong thủy:
Để sở hữu được một phòng bếp như ý, dù ở diện tích như nào thì cách bố trí nhà bếp thông minh gọn gàng mang lại sự tinh tế và đẹp. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng cách bố trí nhà bếp đẹp hơn phong thủy bên dưới.
Với mỗi con người, mỗi gia chủ ai cũng mong muốn có được một căn bếp tiện nghi và bố trí hợp phong thủy mang lại tài lộc cho gia đình. Kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi là đơn vị thiết kế với hơn 15 năm kinh nghiệm, tự tin thiết kế nên những không gian sống đẹp và mang lại tài lộc cho gia chủ.
- Mẫu thiết kế lâu đài cổ điển 3 tầng tại Long An – Mã số LD3312
- Chiêm ngưỡng mẫu thiết kế biệt thự tân cổ 3 tầng – Mã số BT2620
- Mẫu thiết kế biệt thự nhà vườn tân cổ điển sang trọng – Mã số BT2202
- Công trình nhà ở gia đình 4 tầng siêu sang ở Hà Nội – Mã số : NP1300
- Mẫu lâu đài 3 tầng phong cách cổ điển tại Hưng Yên – Mã số LD3312
Gửi yêu cầu tư vấn
TRA CỨU PHONG THỦY