Nghi lễ làm nhà được bất cứ ai quan tâm. Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, việc thực hiện các nghi lễ như là một lời thông báo về việc gia chủ xin sẽ sử dụng đất cúng như mong gia tiên phù hộ để việc thực hiện gặp thuận lợi.

Một ngôi nhà đẹp không chỉ đơn giản đẹp bởi ngoại thất bắt mắt hay nội thất có một không hai mà còn phải phụ thuộc vào các yếu tố phong thủy, hợp mệnh gia chủ và mang lại may mắn cho gia đình. Vì vậy, khi làm nhà còn phải rất chú ý đến lễ động thổ

Nghi-lễ-dộng-thổ

Các nghi lễ làm nhà nhất định không được bỏ qua

  1. Lễ động thổ

Trước khi làm lễ động thổ gia đình phải chọn ngày giờ để thực hiện, để làm lễ xin phép làm nhà trên đất đó. Động thổ từ lâu đã trở thành nghi lễ không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa cũng như các công trình công cộng

Khi xưa, khi lễ động thổ gia chủ cần phải cúng tam sinh. Khi xã hội phát triển, một số tục lễ đã được giảm thiểu, chúng ta chỉ cần chuẩn bị như thứ cần thiết là con gà, đĩa xôi, hương hoa. Sau khi thực hiện lễ xong, gia chủ sẽ cầm quốc bổ những nhát cuốc đầu tiền để trình với Thổ thần xin phép được động thổ sau đó mới cho thợ đào móng.

Theo phong thủy, những người có tuổi phạm vào Kim Lâu và Hoàng Ốc thì tốt nhất không nên làm nhà. Nếu trường hợp không thể tránh khỏi thì phải nhờ người (mượn tuổi làm nhà). Và trong thời gian làm lễ động thôt, người này cần tránh khỏi nơi làm nhà từ 50m trở lên. Sau hi hoàn tất lễ động thổ xong thì người đó mới được quy trở về phụ giúp gia đình.

Cách thức thực hiện lễ cúng động thổ

Gia chủ mặc quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhanh vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, hương gần tàn thì gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy bạc và rải muối gạo. Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì cần giữ lại. Sau khi đã nhập trạch thì đem để những thứ này tại nơi Bếp, nơi thờ cũng Táo Quân.

Văn khấn trong lễ động thổ:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:…………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! .

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 

  1. Lễ cất nóc

Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương. Xuất phát từ truyền thống mỗi khi xây cất nhà cửa, người ta thường làm lễ đặt viên đá hoặc viên gạch đầu tiên, nhất là khi cây cất những công trình công cộng.

Bài cúng lễ cất nóc

Sau khi chuẩn bị các lễ vật đầy đủ thì gia chủ cũng cần phải chú ý tới nội dung bài cúng cất nóc. Chúng tôi đưa ra mẫu bài cúng cất nóc cho các bạn có thể tham khảo và vận dụng:

 

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phât

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậy thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy quan Đương niên

Con kính lạy các tôn thần bản xứ

Tính chủ con là:……………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………

Hôm nay là ngày………..tháng………năm………..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tin chủ con khởi tạo……cất nóc căn nhà ở địa chỉ:……………..ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần

Ngàu Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Định phúc Táo quân.Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này:

Cúi xin các Ngài, nghe thấy lời mời, giang lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiểu chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, các hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

  1. Lễ làm cổng ngõ

Người xưa rất coi trọng việc xây dựng cổng ngõ, coi cổng ngõ như bộ mặt của ngôi nhà. Trong khi làm nhà, người dân thường sử dụng phương pháp của tổ sư mộc – Lỗ Ban. Theo phong thủy thì việc cửa ngõ hỏng sẽ khiến gia đình bị tổn hao về tài sản, trên thực tế thì việc cửa ngõ bị hỏng cũng sẽ khiến cho trộm cắp dễ hoành hành. Vách cửa mà bị lệch lạc sẽ khiến cho tâm trí của con người bất chính và không đúng đắn. Gia chủ cũng cần chú ý không nên làm cổng ngõ đâm thẳng vào gian chính giữa nhà và nên làm cổng cạnh dãy nhà phụ.

Văn cúng khi làm lễ mở cổng

Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy quan Đương niên

– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………

Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:

Vì tín chủ con khởi tạo xây cổng, căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …)

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần,

ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương,

ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,

ngài Định phúc Táo quân,

các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

  1. Cúng nhập trạch

Nhập trạch có nghĩa là chuyển tới nơi ở mới hoặc vào ở một ngôi nhà mới. Nơi mới này chính là nhà bạn mới xây lên hoặc cũng có thể là những ngôi nhà bạn mới mua. Dù cho là nơi nào thì việc cúng nhập trạch cũng là điều không thể bỏ qua. Việc cúng nhập trạch như một cách xưng tên, ghi lên sổ đỏ của tâm linh bạn chính là chủ mới của nơi ở này và mong các vị thần linh, thổ địa che chở cho bạn và gia đình luôn được may mắn, khỏe mạnh và thành đạt.

Văn cũng nhập trạch:

Văn khấn cúng nhập trạch gồm 2 phần là: văn khấn Thần linh và văn khấn Yết Gia tiên.

Văn khấn cúng nhập trạch với Thần Linh:

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh thông minh chính trực, Giữ ngôi tam thai, Nắm quyền tạo hoá, Thể đức hiếu sinh, Phù hộ dân lành, Bảo vệ sinh linh, Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn khấn cúng nhập trạch các Yết Gia Tiên:

Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là:…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

  1. Lễ ăn mừng nhà mới

Thông thường, khi làm xong nhà mới, chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt tới ở. Sau đó làm lễ có cỗ bàn thịnh soạn để mời bà con đến ăn mừng nhà mới hay còn được gọi là lễ tân gia và cáo gia tiên.

Văn cúng lễ ăn mừng nhà mới

Hôm nay, ngày tháng năm ….

Tại thôn,…,xã huyện tỉnh ….

Tín chủ con là:

Trước án tạo Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân

Kính cẩn tâu rằng:

Ngài giữ ngôi Tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Trừ tai cứu hoạ

Bảo vệ dân lành

Nay bản gia hoàn tất công trình

Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa

Nhân lễ khánh hạ

Kính cẩn tâu trình

Cầu xin gia đình

An ninh khang thái

Làm ăn tiến tới

Tài lộc dồi dào

Cửa rộng nhà cao

Ngoài êm trong ấm

Vợ chồng hoà thuận

Con cháu sum vầy

Cúi nhờ ân cao đức dầy

Đoái thương phù trì bảo hộ.

Cẩn cáo!!!”

cung-dong-tho-moi-nhat

Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ làm nhà

  • Khi thực hiện bất cứ nghi lễ làm nhà nào cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu trong tháng, trong năm để rước họa vào thân.
  • Nên thực hiện các nghi lễ này vào ban ngày, trời sáng. Không nên thực hiện vào buổi tối vì buổi tốt là khi các vong linh, quỷ dữ hoạt động sẽ quấy nhiễu tới công việc của bạn.
  • Những người mang thai thường không nên tham gia vào quá trình thực hiện nghi lễ.
  • Lưu ý khi làm lễ nhập trạch, người có tuổi Hổ không nên tham gia bởi quan niệm bình an và êm ấm. Bạn có thể tham khảo bài

Trên đây là những chia sẻ của Kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi về các nghi lễ làm nhà. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể năm rõ những thủ tục để ngôi nhà hợp phong thủy, mang lại bình an và may mắn cho cả gia đình.

Gửi yêu cầu tư vấn

    TRA CỨU PHONG THỦY

      Xem hướng nhà





        Xem tuổi xây dựng





        Để lại một bình luận

        Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *